LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Cần hướng đi rõ cho việc thành lập thành phố phía Đông TPHCM

    “Thành phố phía Đông” muốn có một sự phát triển đặc biệt thì phải có những cách làm đặc hiệu và những chính sách đặc thù.

    Gần 10 năm trước đây, TP. Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra ý tưởng “thành phố trong thành phố” khi đề xuất đến việc tạo cơ chế cho bốn “thành phố” Đông – Tây – Nam – Bắc, mà mỗi “thành phố” có một chính quyền đô thị riêng, trực thuộc chính quyền đô thị TP. Hồ Chí Minh, được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm để tạo một cơ chế phát triển chủ động và độc lập.

    Cần có lối đi rõ ràng trong quy hoạch thành phố phía Đông TPHCM 1
    Phố Đông Tân Khu là một khu thành thị thuộc phía Tây Thượng Hải và nằm ở vị trí đắc địa của nút giao thông trung tâm vùng duyên hải trung Trung Quốc và cửa sông Trường Giang

    Cần một tư duy thực sự mới trong quy hoạch

    Tuy nhiên, với nhiều lý do mà ý tưởng này đã chưa nhận được sự chấp thuận từ trung ương. Một trong những nguyên nhân có vẻ là do đã xuất hiện quá “sớm” khi mà vào thời điểm đó, hệ thống pháp lý của Việt Nam vẫn chưa có quy định về cấu trúc “thành phố trong thành phố” – điều vốn đã làm khó Hà Nội khi phải “giáng cấp” thành phố Hà Đông xuống quận hay thành phố Sơn Tây thành thị xã sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội năm 2008.

    Nếu trường hợp của Hà Đông hay Sơn Tây mang nhiều yếu tố định danh hành chính hơn thì “Thành phố phía Đông”, cứ tạm gọi như vậy, quả thật lại là một trường hợp “đặc biệt” khi chưa có tiền lệ, và mang nhiều yếu tố định hình, khởi đầu cho một cách thức phát triển mới.

    Gọi là “thành phố” nhưng việc định danh chính xác thực thể này thực sự khó khăn và gây bối rối. Về bản chất, “thành phố” này chỉ là một “khu đô thị (mới)” hay “khu vực phát triển đô thị” thuộc TP. Hồ Chí Minh, nhưng về quy mô, thì đây lại là một “khu (vực) đô thị” rất lớn và quan trọng mà chúng ta không thể áp những quy định thông thường như cho vài trăm hecta lãnh thổ để quản lý.

    Do đó, “thành phố phía Đông” phải được xem là một “đô thị mới”, nghĩa là như một thành phố hoàn chỉnh, đầy đủ các thành phần không gian đô thị và hệ thống quản lý hành chính tương ứng – một “thành phố con” được phát triển tương đối độc lập dựa trên sự hỗ trợ tối đa của “thành phố mẹ”.

    Bản thân TP. Hồ Chí Minh hiện nay, trong nhiều phân tích và nghiên cứu nước ngoài, đã được gọi là metropolis, với nghĩa nguyên gốc là “thành phố mẹ” hay “mẫu đô”, mà trong tiếng Việt chúng ta vẫn hay dịch là “siêu đô thị” – một khái niệm để chỉ các thành phố có quyền lực có thể chi phối quốc gia, khu vực hay toàn cầu.

    Tất nhiên, khi đã được xem là một “đô thị mới” thì tất cả các công tác quy hoạch của thành phố, trong đó có quy hoạch xây dựng, quy hoạch không gian đô thị cũng phải thực sự mới, dựa trên những tư duy về đô thị tương lai của thế kỷ XXI, xu hướng toàn cầu hóa cùng các nền tảng trí tuệ và thông minh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

    Đây cũng có thể được xem là một trường hợp “đặc biệt” đầu tiên trong hệ thống quy hoạch đô thị Việt Nam.

    Chúng ta nên xem việc quy hoạch này cũng giống một người lần đầu quyết định may một cái áo dạ hội lộng lẫy từ một mảnh vải chất lượng tốt.

    Nếu như người đó đã có nhiều kinh nghiệm từ việc sử dụng thợ may để may những cái áo đơn thuần, thậm chí tận dụng những mảnh vải có sẵn dẫn đến tình trạng chắp vá, thì đối với cái áo dạ hội này, phải là nhà tạo mẫu được đào tạo bài bản, có gu thẩm mỹ cao và phải thiết kế thật cẩn thận trước khi cắt vải, bởi mọi tính toán vội vã sẽ dẫn đến những sai lầm khó có thể cứu vãn được giá trị đã mất của mảnh vải.

    Bài học từ Phố Đông, Thượng Hải

    Nhìn ra thế giới thì việc đề xuất mô hình “thành phố mới” nhằm tăng tốc và đẩy mạnh phát triển một khu vực hay một quốc gia đã được sử dụng từ rất lâu vì đô thị luôn được xem là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng và bứt phá kinh tế hữu hiệu.

    Tuy nhiên, để các “thành phố mới” này có thể làm tròn nghĩa vụ của mình, cả một hệ thống chính sách mới được đi kèm với những chiến lược phát triển hay cơ chế quản lý đặc thù, được thiết lập riêng, thậm chí chấp nhận sửa đổi cả khung pháp lý, nhằm tạo nên một nền tảng riêng biệt cũng như một sự “tự do” nhất định thông qua một số “đặc quyền” mà các thực thể này có được.

    Do đó, để tìm một mẫu hình chính xác làm “ví dụ” cho TP. Hồ Chí Minh thì thật là khó khi chính sự phát triển của Việt Nam đối với thế giới, hay TP. Hồ Chí Minh đối với Việt Nam đã được xem là một đặc thù.

    Tuy nhiên, có thể nhìn ngay vào hàng xóm của chúng ta là Trung Quốc với kỳ tích phát triển và mở cửa Phố Đông – khu vực bờ đông sông Hoàng Phố của Thượng Hải, tuy lận đận hơn 70 năm từ lúc có những ý tưởng đầu tiên năm 1918 đến khi được Chính phủ phê duyệt vào năm 1990. Không còn là một chiến lược địa phương, việc phát triển Phố Đông trở thành một chính sách mang tính chiến lược của trung ương.

    Với Phố Đông, Thượng Hải đã biết nắm bắt cơ hội lịch sử để thể hiện mình chỉ trong một thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành con át chủ bài của Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc.

    Đứng trước áp lực đáp ứng các đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và phải bổ sung những khiếm khuyết của thành phố cũ, một kế hoạch đã được đề ra, một khu thương mại và tài chính cấp quốc gia mang tên Lục Gia Thủy với diện tích 1,7 km2 đã được thiết lập.

    Được ví như Phố Wall của New York hay The City của London, khu thương mại và tài chính này có những nguyên tắc quy hoạch hiện đại nhất với những công nghệ kiến trúc tiên tiến nhất và những vật liệu xây dựng mới nhất để làm tiền đề cho một thành phố hiện đại, biểu tượng mới của Thượng Hải.

    Kế hoạch phát triển Lục Gia Thủy và những thành công bước đầu của nó đã mở ra một không gian mới cho vấn đề quy hoạch thành phố gồm ba khía cạnh.

    Thứ nhất, không chỉ những quan điểm truyền thống, mà chính quyền sẵn sàng sử dụng những tư tưởng tốt đẹp và phù hợp đất nước từ thế giới bên ngoài để áp dụng và hoàn thiện kế hoạch phát triển Phố Đông.

    Thứ hai, các kiến trúc mới của Phố Đông, kết hợp với những kiến trúc hiện hữu của Phố Tây, tạo nên tinh thần “Đông-Tây kết hợp, cùng nhau phát triển”.

    Thứ ba, nơi đây sẵn sàng dành ra một số vị thế đẹp nhất để làm mảng xanh thể hiện quan điểm một thành phố hiện đại cần sự phát triển hài hòa giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.

    Rõ ràng, việc kiến tạo Phố Đông, không những dựa vào tài trí dân tộc mà còn tận dụng triệt để trí tuệ của nhân loại. Vì vậy, chính quyền Phố Đông dang rộng vòng tay hoan nghênh tất cả các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới đến đây để thiết kế và phô diễn tài năng của mình.

    Từ đó, Phố Đông tiếp tục phát triển các khu khác như Khu công nghệ cao Trương Giang, Khu chế xuất Kim Kiều, Khu Thương mại tự do Ngoại Cao Kiều và mở rộng diện tích từ 44 km2 năm 1993 lên 250 km2 sau 15 năm phát triển.

    Như vậy bốn khu của Phố Đông trở thành những chìa khóa quan trọng để Trung Quốc có thể đối thoại với nền kinh tế thế giới. Hiện Phố Đông đang có thêm khu thứ năm là Khu phát triển nông nghiệp hiện đại Tôn Kiều.

    Theo Diễn Đàn Bất Động Sản

    Trả lời