LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Xu hướng “lên rừng” lan tỏa trên thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam

    Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản du lịch, các thị trường truyền thống đã bắt đầu sụt giảm nguồn cung, thị trường mới nào sẽ được giới đầu tư gọi tên trong năm 2020?

    Cơ hội dành cho các thị trường nghỉ dưỡng mới nổi

    Cùng với tốc độ phát triển đột phá của ngành du lịch trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đang trở thành điểm hẹn đầu tư phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trong khu vực Đông Nam Á. Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng năm 2019 lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng khách du lịch nội địa trong cả năm 2019 ước đạt 85 triệu lượt, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Lượng khách du lịch gia tăng đã kéo theo tổng thu đạt 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.
    Thị trường nghỉ dưỡng biển có dấu hiệu bão hoà – nghỉ dưỡng núi lên ngôi
                                                  Thị trường nghỉ dưỡng biển có dấu hiệu bão hoà – nghỉ dưỡng núi lên ngôi
    Năm 2019, Việt Nam được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 14 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới nhờ vào tài nguyên du lịch đa dạng và nhiều di sản thiên nhiên thế giới. Từ bệ phóng hạ tầng được đầu tư đồng bộ và những thành tựu ngành “công nghiệp không khói” đã đạt được, dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ đón khoảng 32 triệu lượt và tăng lên 47 triệu lượt vào năm 2030, tương đương mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2020 – 2030 sẽ từ 9 – 11%/năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện; chính sách vĩ mô khuyến khích du lịch phát triển; sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân… đang từng bước tạo dựng nên một ngành “công nghiệp không khói” uy tín.
    Trong thời gian từ năm 2014-2018, nhiều doanh nghiệp quyết định rót vốn vào các dự án nghỉ dưỡng khai thác thế mạnh hơn 3.000km đường bờ biển Việt Nam, tạo dựng nên thị trường nghỉ dưỡng biển lớn tại Hạ Long, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Nhưng bước sang năm 2019, dòng vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển khi tìm đến với những thị trường mới. Sức hút từ các thị trường truyền thống bị sụt giảm được giới quan sát đánh giá kết quả của hiện trạng thực tế quỹ đất sạch bị thu hẹp, áp lực lên cơ sở hạ tầng cao, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn…Trong khi đó chỉ tính riêng nguồn cung sản phẩm tại các thị trường cũ vốn đã được dự báo là sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ dưỡng của lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đang gia tăng hàng năm. Do đó, các doanh nghiệp địa ốc và giới đầu tư đã lần lượt tìm đến những thị trường mới như Hòa Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận…

    Xu hướng “lên rừng” lan tỏa trên thị trường nghỉ dưỡng

    Trong số các địa phương lọt vào “tầm ngắm” của giới đầu tư thời gian qua không thể không kể đến Hoà Bình. Sở hữu lợi thế về vị trí giao thông chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh – Hòa Bình đang đóng vai trò tiên phong trong xu hướng “lên rừng” phát triển các dự án nghỉ dưỡng núi.
    Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối xuyên suốt chỉ cách Hà Nội khoảng 1 giờ chạy xe nhưng khu vực cửa ngõ vùng Tây Bắc đã được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu nhiều phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ. Hòa Bình có địa hình đa dạng, nổi tiếng với những địa danh như Thung Nai, Mai Châu, suối nước khoáng Kim Bôi, rừng nhiệt đới Pù Nọoc… rất thuận lợi để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng núi.
    Nghỉ dưỡng núi Việt Nam lợi thế bởi rừng tự nhiên lâu năm
                                                               Nghỉ dưỡng núi Việt Nam lợi thế bởi rừng tự nhiên lâu năm
    Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019 địa phương này đã thu hút gần 50 dự án đầu tư. Bởi vậy, thay bằng việc chỉ chú trọng đến các thị trường nghỉ dưỡng biển với số lượng dự án và sản phẩm đang dần “bội thực”, Hòa Bình với số lượng dự án ít, sản phẩm nghỉ dưỡng độc đáo đang trở thành điểm hẹn đầu tư mới, an toàn của nhiều doanh nghiệp. Các chủ đầu tư đang tham gia triển khai dự án tại Hòa Bình có thể kể đến như Vingroup, FLC, Geleximco, Tập đoàn Việt Mỹ… hứa hẹn sẽ mang đến sự sôi động cho thị trường nghỉ dưỡng khu vực Tây Bắc.
    Ivory Villas & Resort - Dự án quy mô lớn nhất Hoà Bình được cấp sổ đỏ lâu dài
                                                Ivory Villas & Resort – Dự án quy mô lớn nhất Hoà Bình được cấp sổ đỏ lâu dài
    Năm 2016 Chính phủ đã thông qua chủ trương phát triển khu du lịch Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia năm 2020 và tổng thể khu du lịch hồ Hòa Bình đến năm 2030. Do đó, việc phát triển loại hình sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng là bài toán đang được đặt ra cho các chủ đầu tư khi tham gia thị trường mới. Trong số các dự án đang thu hút được sự chú ý của giới đầu tư tại Hòa Bình, Ivory Villas & Resort nổi lên không chỉ bởi lợi thế về vị trí, quy hoạch, pháp lý minh bạch. Tất cả các căn biệt thự tại dự án đều được cấp sổ đỏ và hình thành theo mô hình “second home” vừa đáp ứng trọn vẹn nhu cầu nghỉ dưỡng, vừa mang lại giá trị sinh lời như một sản phẩm đầu tư hấp dẫn. Lấy ví dụ từ dự án này để thấy rằng khi xuất hiện các mô hình sản phẩm đầu tư linh hoạt sẽ mở lối cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong thời gian tới.
    Ivory Villas & Resort – Dự án tầm cỡ nhất Hoà Bình
                                                                           Ivory Villas & Resort – Dự án tầm cỡ nhất Hoà Bình
    Theo Dân Trí

    Trả lời