LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    thị trường BĐS cho thuê cũng đang “leo thang” giữa tâm bão Covid-19

    Để thu hút khách trong mùa dịch, nhiều chủ nhà đã có một số hướng đi riêng nhằm cải thiện tình trạng “ế ẩm” trong giai đoạn khó khăn này.

    Chật vật tìm khách thuê

    Kinh doanh nhà trọ gần 8 năm nay, ông Vượng, chủ dãy phòng trọ ở phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm chưa bao giờ lâm vào cảnh ế ẩm như hiện nay. Khu trọ của ông có 15 căn phòng, mỗi căn có tổng diện tích 25-30m2, gồm 1 trệt, gác lửng, cửa đi riêng, nhà vệ sinh khép kín…

    Trước đây, ông cho thuê với giá 2,5/triệu đồng/tháng và luôn luôn kín phòng. Nhưng hơn 2 tháng nay, số khách trả phòng cứ tăng dần mà lại rất ít người hỏi thuê mới. Đến nay, ông còn trống 8 phòng. Dán bảng cho thuê trước nhà không hiệu quả nên mấy ngày nay ông đã phải đăng lên mạng xã hội để tìm khách thuê. Dù vậy vẫn rất ít người hỏi đến.

    Ông Vượng đang lo lắng vì khoản thu nhập sắp tới sẽ không còn được duy trì khi một số khách thuê đã có ý định chuyển chỗ ở mới. Một số người thuê muốn trả nhà do công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lương giảm, thậm chí là thất nghiệp nên không kham nổi tiền nhà. Số khác trả nhà vì lúc đầu có cả con cái ở chung nhưng do dịch bệnh đã gửi về quê cho ông bà chăm nên nhu cầu sử dụng chỗ ở không nhiều, trả nhà để tiết kiệm chi phí.

    Thị trường bđs cho thuê cũng đang gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Covid-19 1 Thị trường cho thuê nhà trọ đang rơi vào tình trạng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh Internet

    Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh, chủ khu căn hộ mini cho thuê tại quận Bình Tân (TP.HCM) cũng đang gặp khó khăn vì không tìm được khách thuê. Bà T. cho biết, năm ngoái vợ chồng bà vay 2 tỷ đồng để xây dựng khu nhà cho thuê với quy mô 12 căn hộ.

    Theo tính toán ban đầu, bình quân mỗi căn cho thuê với giá khoảng 4,5- 5 triệu đồng, mỗi tháng thu về trung bình 50 triệu đồng. Sau 4 năm, chưa tính phần lãi có thể thu hồi số tiền đã đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, số phòng cho thuê chỉ đạt một nửa, nên số tiền thu nhập hàng tháng giảm mạnh.

    “Trước đây, tôi chọn gói vay vốn để xây nhà ở chứ không phải xây nhà để kinh doanh nên khó hy vọng được ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ. Bây giờ, chỉ mong sao dịch bệnh mau hết, chứ tình hình như hiện nay mà kéo dài thì tôi sẽ gặp khó khăn trong việc trả lãi vay”, bà Thanh buồn bã chia sẻ.

    Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nhiều khu trọ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM – nơi tập trung nhiều sinh viên và người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Lướt một vòng trên các website bất động sản, mạng xã hội,… hàng loạt thông tin cho thuê phòng trọ, giảm giá mùa dịch được đăng tải dày đặc.

    Theo các chủ nhà trọ, cứ vào thời điểm sau Tết, nhu cầu thuê căn hộ, phòng trọ lại tăng cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do chịu tác động từ dịch Covid-19, sinh viên chưa đi học lại, công nhân, người lao động một số ngành nghề phải tạm nghỉ làm nên lượng khách đến thuê phòng giảm khoảng 40-60%.

    Giảm giá, tân trang nhà để hút khách

    Để duy trì nguồn thu nhập và không phải bỏ phòng trống khiến nhà nhanh xuống cấp, hiện nay đang diễn ra một cuộc chạy đua ngầm giảm giá, kéo khách giữa các chủ cho thuê nhà trọ.

    Theo đó, nhiều khu trọ đã giảm giá phòng khoảng 10- 20% so với trước đó, thậm chí có nơi còn giảm tới 30%. Mục đích chính là để giữ chân khách cũ và thu hút khách mới, đồng thời nhằm chia sẻ phần nào khó khăn về kinh tế cho người đi thuê. Một số ít chủ nhà còn cho người thuê đóng tiền trễ hạn.

    Thị trường bđs cho thuê cũng đang gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Covid-19 1 Một mẩu tin đăng cho thuê phòng trọ giảm giá 1 triệu đồng mùa dịch

    Bên cạnh giảm tiền thuê phòng, một số chủ nhà cũng cam kết không thu tiền điện, nước, wifi trong thời gian người thuê về quê, chưa đi học, đi làm trở lại.

    “Từ cuối tháng 3, tôi đã thông báo với mọi người sẽ giảm tiền thuê mỗi phòng 500.000 đồng cho đến khi hết dịch Covid-19. Tình hình khó khăn chung nên mỗi bên hi sinh lợi ích một chút để cùng nhau tồn tại qua giai đoạn này”, chủ nhà trọ cho thuê trên đường Nguyễn Khánh Toàn chia sẻ.

    Một số chủ nhà trọ khác thì lại tranh thủ quãng thời gian này để nâng cấp các căn phòng cho thuê bằng cách thay gạch nền, ốp tường, sơn sửa lại… nhưng giá vẫn  giữ nguyên.

    Anh Long (Thanh Xuân, Hà Nội) mới sửa sang lại khu nhà trọ của mình bằng cách thay nội thất, sơn lại phòng và tạo thêm không gian sinh hoạt chung để hút khách. Nhưng dù cải tạo theo hướng tiện ích hơn, anh Long vẫn quyết định giữ nguyên giá thuê là 3,5 triệu đồng/phòng như trước đây.

    Còn ông Sơn, chủ tòa chung cư mini cho thuê ở phố Dịch Vọng, Cầu Giấy lại đang có ý định cho người khác thuê trọn gói trong vòng 2 năm để phát triển mô hình nhà trọ tiện ích cho các hộ gia đình trẻ. Mặc dù việc cho thuê trọn gói này sẽ khiến thu nhập giảm hơn so với cho thuê nhỏ lẻ nhưng lại giúp ông nhàn hơn và cải thiện được những khó khăn mà ông đang gặp phải trong mùa dịch.

    Theo đánh giá của một số chuyên gia, thời điểm dịch bệnh đang diễn ra chính là thử thách đối với những người đầu tư căn hộ, nhà trọ cho thuê. Tuy nhiên, với những người kinh doanh bằng vốn tự có dù thất thu nhưng nhà cửa vẫn còn đó, giá trị tài sản vẫn tăng theo thời gian.

    Chỉ cần cầm cự và cố gắng xoay xở để duy trì một phần thu nhập, sau khi dịch bệnh qua đi, tình hình kinh doanh sẽ cải thiện. Còn những người đi vay ngân hàng để kinh doanh sẽ chịu áp lực rất lớn vì lỗ chồng lỗ, nguy cơ bị ngân hàng siết nợ là rất cao.

    Theo Bất Động Sản

    Trả lời