LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Phân khúc shophouse đang khiến nhiều nhà đầu tư phải “vỡ mộng”, tìm cách rút lui khỏi thị trường

    Được kỳ vọng là “con gà đẻ trứng vàng”, song phân khúc shophouse đang khiến nhiều nhà đầu tư phải “vỡ mộng”, tìm cách rút lui khỏi thị trường.

    Dịch Covid-19 khiến nhà đầu tư shophouse vỡ mộng

    Bắt đầu nở rộ trên thị trường từ năm 2015, phân khúc shophouse (nhà phố thương mại) được nhiều chuyên gia, giới đầu tư dự đoán sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” của thị trường BĐS Việt Nam.

    Vào thời kỳ đầu, phân khúc shophouse đã đón nhận “sóng” đầu tư do có nhiều ưu điểm vì có thể vừa sử dụng để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng với thời hạn thuê lên tới 50 năm.

    Phân khúc shophouse đang khiến nhiều nhà đầu tư phải vỡ mộng, tìm cách rút lui khỏi thị trường 1Nhà phố thương mại là phân khúc được chuyên gia dự báo sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” của thị trường BĐS Việt Nam. Ảnh minh họa

    Đặc biệt, trong một dự án khu đô thị, chủ đầu tư thường để dành vị trí đẹp nhất, gần các trục đường chính để xây dựng các căn shophouse kiểu mẫu. Chính vì vậy, giá bán của của shophouse luôn cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với nhà mặt phố trong cùng 1 dự án.

    Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng, trong suốt 4 năm xuất hiện trên thị trường, nhiều căn shophouse đang phải chật vật tồn tại. Đặc biệt, bước sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư rót tiền vào phân khúc này phải chịu cảnh “bỏ thì thương mà vương thì tội”.

    Bà Trịnh Thanh Tâm, một nhà đầu tư sở hữu 3 căn shophouse tại một chung cư thuộc quận Hoàng Mai đang “ngồi trên đống lửa” khi không có khách thuê kể từ đầu năm 2020.

    Theo bà Tâm, dựa vào lý thuyết, shophouse có rất nhiều tiềm năng để phát triển với mức lợi nhuận có thể đạt 8 – 10%/năm, so với tổng số tiền đầu tư: “Rõ ràng, nếu so với vàng, chứng khoán hay ngoại tệ, thì đây là kênh đầu tư an toàn”, bà Tâm nói.

    Tuy nhiên, trên thực tế, trong 3 năm đầu tư vào shophouse, toàn bộ 3 căn shophouse của bà Tâm luôn trong tình trạng chật vật, phải tìm khách thuê mặt bằng kinh doanh. Thậm chí, sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 trong 3 khách thuê shophouse không thể kinh doanh được nên chấp nhận mất cọc và trả lại mặt bằng.

    “Do tác động của dịch Covid-19, tôi chấp nhận giảm 15% giá thuê so với năm 2019, hỗ trợ thêm 1 tháng miễn phí tiền thuê cửa hàng để hỗ trợ khách, thế nhưng trong suốt 4 tháng qua, không hề có khách hàng đến hỏi thuê”, bà Tâm nói.

    Trong khi đó, ông Đỗ Thành Nam cũng đang để trống 1 căn shophouse tại một dự án BĐS thuộc quận Hoàng Mai trong suốt 5 tháng qua. Hiện tại, để thu hút khách thuê, ông Nam chấp nhận miễn phí tháng đầu tiên và giảm 30% cho tới hết năm 2020.

    Theo ông Nam, bên cạnh yếu tố về dân cư, thì thói quen tiêu dùng của người Việt chính là lý do khiến shophouse trở nên yếu thế.

    “Mặc dù nằm ở vị trí đẹp trong khu đô thị, tuy nhiên các dãy nhà phố (shophouse) lại không được thu hút được người dân tới mua sắm. Bởi vì, thói quen tiêu dùng của người Việt vẫn thích tới chợ dân sinh, hoặc tới các trung tâm thương mại để mua sắm các nhu yếu phẩm hằng ngày”, ông Nam giải thích.

    Trước tình hình hoạt động ngày càng khó khăn, cả ông Nam và bà Tâm đang tính sang nhượng shophouse cho người khác, rút lui hoàn toàn khỏi phân khúc này.

    Suy yếu chỉ là nhất thời

    Theo các báo cáo của Savills, CBRE hay JLL, bất chấp thị trường BĐS có phần chững lại, thì shophouse luôn nằm trong Top đầu phân khúc có thanh khoản sôi động nhất và cũng có mức giá cao nhất.

    Tuy nhiên, để tạo ra hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng sức cầu tiềm năng từ nội khu đô thị và dân cư khu vực lân cận.

    Phân khúc shophouse đang khiến nhiều nhà đầu tư phải vỡ mộng, tìm cách rút lui khỏi thị trường 1

    Dù đang gặp khó khăn chung bởi ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, song nhiều chuyên gia đánh giá phân khúc nhà phố thương mại vẫn có những triển vọng lạc quan.

    Bà Chinh Trần, Trưởng phòng Dịch vụ cho thuê bán lẻ, CBRE Việt Nam nhận định, trong xu thế phát triển tất yếu của thị trường bất động sản hiện nay, dự án khu chung cư nào cũng phải dành không gian cho khu thương mại. Nhưng tuỳ vào vị trí, mỗi dự án sẽ có nhu cầu khác nhau. Vì vậy, sự phát triển và cải tiến của shophouse sẽ tuỳ thuộc vào vị trí và quy mô của dự án.

    “Bất cứ khi nào bạn không đi bộ và phải mua một chiếc sandwich trước khi đi làm, bạn sẽ luôn nghĩ đến một cửa hàng có chỗ đỗ xe máy để bạn tạt vào, mua sản phẩm và rồi đi ra. Những điều nhỏ nhặt này cần được xem xét và lập kế hoạch tốt ngay từ đầu.

    Điều quan trọng là phải linh hoạt về vị trí và nhân khẩu hoặc khách hàng của dự án để mô hình này có nhiều khả năng tiếp cận khách hàng hơn. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu nghĩ đến yếu tố này”, bà Chinh nhấn mạnh.

    Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Thanh Tâm, đại diện cho một doanh nghiệp BĐS cho rằng, với tình hình dịch bệnh như hiện tại, nhà đầu tư cần phải kiên trì và không nên bỏ dở giữa chừng.

    Nhìn nhận từ thị trường, ông Tâm tỏ ra khá lạc quan khi nhu cầu vẫn đang tăng trưởng tốt và khó khăn do dịch Covid-19 chỉ là nhất thời: “Mặc dù thiếu vắng khách thuê trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài, song tiền thuê và giá trị đất của shophouse luôn tăng qua mỗi năm”.

    Ông Tâm lấy dẫn chứng, một căn shophouse có diện tích 120 m2, tại khu vực Nam Từ Liêm (Cầu Giấy, Hà Nội) đang được giao dịch trên thị trường thứ cấp là 24 tỷ đồng/căn, dù mức giá khởi điểm do chủ đầu tư bán ra là 14 tỷ đồng/căn. Như vậy, giá trị đã tăng gấp đôi sau vài năm.

    Tương tự, một số dự án shophouse tại Tây Hồ, Nam Từ Liêm cũng tăng 20 – 30% so với thời điểm mở bán lần đầu: “Điều này thể hiện nhu cầu vẫn còn mạnh và tiếp tục tăng trưởng khả quan trong những năm tới”, ông Tâm khẳng định.

    Theo Dân Trí

    Trả lời