Trong cơ cấu dân cư đô thị nước ta, thì người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 80%. Vì vậy, nhu cầu nhà giá rẻ cho người lao động ngày một tăng cao, nhất là loại nhà ở thương mại 1-2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.
- Vinhomes Wonder Park thúc đẩy thị trường phía Tây Hà Nội
- Biệt thự song lập tại Vinhomes Đan Phượng và những điều không thể bỏ lỡ
- Vinhomes Wonder Park hưởng lợi từ hệ thống giao thông tỷ đô
Tại cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nêu đề xuất có thêm nhà thương mại giá rẻ phù hợp để đáp ứng được nhu cầu nhà giá rẻ cho người dân.
Theo ông Hùng, hiện giá nhà ở xã hội có khung giá từ 15-20 triệu đồng/m2, cần đẩy nhanh các dự án tăng cung số lượng lên. Bộ Xây dựng đề xuất có thêm loại nhà ở thương mại giá rẻ giá 20-28 triệu đồng/m2, cho phép xây nhà có diện tích dưới 45 m2 tạo nguồn cung cho loại nhà phân khúc tầm trung vừa mức hộ gia đình mua được.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, với nhà ở thương mại thông thường, giá 30-45 triệu đồng/m2 là hoàn toàn do thị trường quyết định. Giải pháp là tăng nguồn cung, tăng cường minh bạch thông tin, nhà đầu tư có thể giao dịch trực tiếp với người có nhu cầu mua, tránh qua các đối tượng đầu cơ, môi giới, trung gian BĐS.
Bộ Xây dựng cũng đã gợi ý một số giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, để lấy ý kiến đóng góp nhằm xây dựng cơ chế chính sách. Cụ thể, là dự án nhà chung cư cao tầng; căn hộ có có diện tích không quá 70 m2; Có giá bán căn hộ không quá 20 triệu đồng m2; Chủ đầu tư dự án được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án (Trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất, thì được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất); Được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được giao thuê đất;
Được vay lãi suất ưu đãi, với mức lãi suất có thể ở mức 7-8%/năm; Không khống chế lợi nhuận của chủ đầu tư, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình nhà ở; Được miễn thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Trường hợp đã thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, thì được miễn Giấy phép xây dựng; Khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực đô thị phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp, dự kiến khoảng 30% tổng diện tích đất dự án; Có cơ chế hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rút ngắn thủ tục lựa chọn chủ đầu tư, để sớm triển khai các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Cùng quan điểm, đại diện Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho rằng, hiện nay, căn hộ trung cấp (2 phòng) có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25- 30 triệu đồng/m 2 ) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường Tp.HCM trong hai năm qua.
Do vậy, làm thế nào để kéo giảm giá nhà và ngày càng có nhiều dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhiều dự án căn hộ nhà ở thương mại giá thấp và nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động, các gia đình trẻ và người nhập cư là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở lâu dài, vừa phát triển thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
Theo đó, về giá bán căn hộ (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), Hiệp hội BĐS Tp.HCM thống nhất về mức giá trần không vượt quá 20 triệu đồng/m 2. Riêng, đối với các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, có thể mức giá trần trên 20 triệu đồng/m 2 , nhưng không vượt quá 25 triệu đồng/m2 .
Về tiền sử dụng đất, theo HoREA, mặc dù tại Khoản (1.a) Điều 110 Luật Đất đai quy định không miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với “dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại”, nhưng tại Khoản 2 Điều 110 Luật Đất đai, có quy định “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”. Hiệp hội nhận thấy đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp, có thể coi là trường hợp đặc biệt và khác với các dự án nhà ở thương mại thông thường khác, được đầu tư kinh doanh thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận.
Do vậy, Hiệp hội thống nhất với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc Chính phủ có thể quy định giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án (Trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất, thì được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất); Được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được giao thuê đất. Riêng đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chỉ để cho thuê, Hiệp hội đề nghị được tạm hoãn chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong vòng đời của dự án nhà ở thương mại cho thuê giá thấp.
Về ưu đãi thuế, HoREA đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách ưu đãi thuế, đối với: Dự án nhà ở thương mại giá thấp được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê (100% căn hộ dùng để cho thuê) được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, để thống nhất với Khoản (1.b) Điều 58 Luật Nhà ở và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Theo Cafef