LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Dự án sinh thái hồ Vĩnh Lộc vẫn nằm bất động suốt 16 năm

    Có chủ trương từ năm 1995, đến nay Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc vẫn nằm… trên giấy. Chủ đầu tư nhiều lần mời ông chủ Khu du lịch Suối Tiên tham gia, tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở khâu khảo sát.

    Sagri ký hợp tác trước khi có chỉ đạo 

    Thanh tra TP.HCM vừa có thông báo kết luận thanh tra về dự án Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh do Công ty CP Sinh thái Văn hoá Vĩnh Lộc (Công ty Vĩnh Lộc) làm chủ đầu tư.

    Các nội dung được thanh tra tại dự án gồm: Pháp lý dự án; pháp lý chuyển giao chủ đầu tư từ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và Công ty CP Quốc tế C&T (Công ty C&T) sang Công ty Vĩnh Lộc; công tác bồi thường, tái định cư cho các hộ dân…

    Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc là dự án đã kéo dài 16 năm, qua 3 chủ đầu tư nhưng mới chỉ dừng lại ở những bước ban đầu của quá trình đầu tư thực hiện dự án.

    Đồ án quy hoạch chung Công viên sinh thái văn hoá du lịch Vĩnh Lộc được phê duyệt từ năm 1997, đến nay đã hơn 23 năm nhưng triển khai rất chậm do có nhiều vướng mắc, phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ và UBND Thành phố trong việc chuyển đổi chủ đầu tư và điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của các bên.

    Đến nay, dự án vẫn chưa được lập quy hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện quy hoạch 1/2.000 chậm, chưa chọn đơn vị tư vấn. Thiếu sót này thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh.

    Vì sao dự án sinh thái hồ Vĩnh Lộc vẫn bất động suốt 16 năm? 1Dự án Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc bị ngưng thực hiện từ năm 2011 đến nay.

    Về việc hợp tác giữa Sagri và Công ty C&T để thành lập Công ty Vĩnh Lộc thực hiện dự án, Thanh tra TP.HCM xác định Sagri chưa thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Cụ thể, ngày 12/10/2007, Sagri ký hợp đồng hợp tác với Công ty C&T trước khi có chỉ đạo của UBND Thành phố là không đúng trình tự, thủ tục và không đảm bảo tỷ lệ góp vốn của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

    Do đó, dẫn đến hợp đồng này không thể thực hiện, Sagri phải hoàn trả tiền tạm ứng giá trị lợi thế thương mại và gần 290 triệu đồng tiền lãi. Việc hợp tác giữa Sagri và Công ty C&T trên cơ sở góp vốn bằng tiền và phần diện tích 221ha/277ha chưa được cấp giấy chứng nhận cho Sagri nên việc xác định giá trị lợi thế thương mại là không có cơ sở.

    Từ khi UBND Thành phố chỉ đạo Sagri và các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục pháp lý để hình thành pháp nhân mới với tỷ lệ góp vốn theo đề nghị của Văn phòng Thành uỷ, Sagri đã có nhiều văn bản mời Công ty CP Du lịch văn hoá Suối Tiên (Công ty Suối Tiên) tham gia.

    Tuy nhiên, sau khi khảo sát dự án, do thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết, Công ty Suối Tiên và ông Đinh Văn Vui đã rút khỏi dự án, khẳng định không tham gia dự án mà không có văn bản hồi đáp, đến nay dự án bị bỏ ngỏ về việc thành lập pháp nhân mới.

    Doanh nhân Đinh Văn Vui được biết đến là “kiến trúc sư trưởng” của Khu du lịch văn hoá Suối Tiên (quận 9, TP.HCM) và là “ông vua” của ngành công nghiệp giải trí trong nước.

    Đất thu hồi bị lấn chiếm, xây dựng trái phép  

    Nhiều năm trôi qua dự án vẫn “án binh bất động”, ngày 21/1/2011, UBND TP.HCM ra Quyết định số 353/QĐ-UBND ngưng thực hiện dự án. Khi đó, Công ty Vĩnh Lộc không có đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục huy động vốn từ ngân hàng, đối tác. Vì vậy Công ty Vĩnh Lộc chưa cung cấp được tài liệu chứng minh nguồn vốn triển khai dự án hiện nay.

    Ngoài ra, sau khi ký thoả thuận hợp tác, Sagri và Công ty C&T chưa góp đủ vốn điều lệ vào Công ty Vĩnh Lộc theo thoả thuận. Thậm chí, số tiền 6 tỷ đồng của Sagri góp vốn vào Công ty Vĩnh Lộc là do Công ty C&T cho vay.

    “Trong giai đoạn Sagri được giao làm chủ đầu tư dự án, Sagri không đủ tiềm lực để thực hiện dự án. Ngoài ra, Công ty C&T có tạm ứng nhiều chi phí liên quan dự án vào hoạt động của Công ty Vĩnh Lộc”, Thanh tra TP.HCM xác định.

    Đối với 11ha đất thuộc dự án đã được bồi thường nhưng không bàn giao theo ranh mốc giữa các đơn vị. Sau đó, Sagri tiếp nhận nhưng không cắm mốc quản lý và UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cũng không quản lý mà do các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng, canh tác.

    Qua làm việc, các cơ quan liên quan không cung cấp được các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc quyết toán số tiền đã bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân.

    Thanh tra TP.HCM xác định, công tác quản lý đất đai và kiểm tra xử lý về hoạt động xây dựng tại khu đất dự án trên địa bàn các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh có thiếu sót, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm, vi phạm.

    UBND xã Vĩnh Lộc B chưa quản lý phần đất 11ha đã bồi thường; có kiểm tra, xử lý các công trình lấn chiếm đất thuộc dự án nhưng còn chậm, thiếu cương quyết dẫn đến công trình vi phạm sau khi đã xử lý vẫn tiếp tục tái phạm, một số công trình vi phạm còn tồn tại. Tại khu quy hoạch hồ sinh thái còn nhiều khu đất nông nghiệp được phân lô, phân nền chưa được xử lý.

    Về quyết định ngưng thực hiện dự án của UBND TP.HCM, Thanh tra Thành phố cho rằng lý do thu hồi, các căn cứ pháp lý và trình tự thủ tục do Sở TN&MT tham mưu chưa chặt chẽ về phạm vi, đối tượng áp dụng, không trình phương án thực hiện thủ tục pháp lý để chấm dứt dự án.

    Sở TN&MT cần tham mưu trình UBND Thành phố điều chỉnh hoặc thu hồi quyết định nói trên để ban hành quyết định thu hồi đất đã được giao cho Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh theo quy định. Để xảy ra thiếu sót trong việc tham mưu quyết định ngưng dự án, UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở TN&MT kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan.

    Theo Vietnamnet

    Trả lời