LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Do đâu mà Bộ xây dựng nhấn mạnh “siết” chặt các đầu tư mới

    Bộ Xây dựng cảnh báo tình trạng dư thừa nhà ở trung và cao cấp, trong khi đó lại thiếu sản phẩm bình dân nên cần kiểm soát chặt việc cho phép đầu tư dự án bất động sản mới, đặc biệt là dự án cao cấp.

    Do đâu mà Bộ xây dựng nhấn mạnh siết chặt các đầu tư mới 1

    Bộ Xây dựng cảnh báo tình trạng nguồn cung nhà ở trung cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
    Báo cáo của Bộ Xây dựng đã đưa ra số liệu tổng quan về thị trường bất động sản năm 2019 và các tháng đầu năm 2020.

    Theo Bộ Xây dựng, sau giai đoạn tăng trưởng liên tục từ 2014 đến 2018, thị trường bất động sản năm 2019 và những tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm thể hiện qua một số chỉ tiêu.

    Cụ thể, lượng giao dịch giảm hơn 40% so với năm 2018, nguồn cung dự án bất động sản giảm 10% so với năm 2018.

    Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2019, các chỉ tiêu của thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước với lượng giao dịch bất động sản giảm hơn 70%, nguồn cung dự án mới giảm hơn 40% so với cùng kỳ 2018.

    Nguyên nhân được Bộ Xây dựng cho biết là do ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô, ách tắc trong việc cấp phép mới dự án, tín dụng bất động sản bị siết chặt và sự suy giảm của các ngành dịch vụ – du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020.

    “Dự báo thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây, cả về lượng giao dịch lẫn nguồn cung sản phẩm” – Bộ Xây dựng nhận định.

    Đáng lưu ý, Bộ Xây dựng cảnh báo tình trạng nguồn cung nhà ở trung cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.

    Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20 – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn; nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70 – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.

    Về giá bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết tính đến hết quý 1/2020, giá tại một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển có biến động, tuy nhiên mức độ biến động không lớn.

    Cụ thể: Tại TP. Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% so với cùng kỳ năm 2019, đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019.

    Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,50% so với cùng kỳ năm 2019, đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 8,36% so với cùng kỳ năm 2019.

    Đề xuất giải pháp, Bộ Xây dựng cho biết, các địa phương cần tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản chậm triển khai, để đất hoang hóa, chủ đầu tư yếu kém không còn khả năng triển khai dự án để quyết định việc cho giãn tiến độ, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc thu hồi dự án.

    Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản Nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.

    Theo Dân Trí

    Để lại một bình luận