LIÊN HỆ ĐẶT MUA

Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá





    Không


    Thị hiếu bất động sản thay đổi sau dịch như thế nào?

    Thị hiếu bất động sản đổi rõ rệt sau dịch khi mà người mua thích thiết kế xanh, giãn cách với mật độ thấp, không quá cao tầng… là đề bài mới đặt ra cho các đại đô thị sau đại dịch.

    Tại hội thảo “Sức bật từ các đại đô thị” mới đây, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV cho biết, Covid-19 đang ảnh hưởng nhanh và mạnh đến hành vi, nhu cầu nhà ở của người dân, kể cả của chính quyền tại các khu đại đô thị.

    Theo ông, chỉ sau “một đêm”, các thị hiếu bất động sản mới bắt đầu xuất hiện, đặt ra nhiều yêu cầu mới mẻ so với trước đây. Đó là người mua nhà mong muốn kiến trúc xanh hơn, an toàn hơn, lại không muốn những nơi quá đông người, nhà không quá cao tầng, xây dựng mật độ thấp để giãn cách… Từ đó, cũng cần tính toán lại trong khâu thiết kế, quy hoạch sắp tới của các dự án đại đô thị.

    Đại dịch cũng thúc đẩy các đơn đặt hàng mới đáp ứng sự phát triển đa dạng của những đại đô thị thông qua mắt xích phát triển kinh tế ban đêm. Ông Lực phân tích, trên thế giới hiện nay, có khoảng 10 thành phố không ngủ, chính quyền đô thị tại đó có riêng những bộ phận quản lý, hỗ trợ phát triển kinh tế về đêm. Các đại đô thị này có những quy hoạch, thiết kế hài hòa giữa các nhu cầu sinh sống, làm việc, vui chơi giải trí, du lịch, y tế… để tận dụng nguồn tài nguyên từ việc khai thác kinh tế ban đêm.

    Kinh tế ban đêm ở các nước đóng góp 5-8% GDP và Việt Nam không nên bỏ ngõ kênh khai thác tiềm năng này. Trong bối cảnh cần thúc đẩy kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, sau tác động khá nặng nề của dịch bệnh, các đại đô thị của Việt Nam có thể nhìn nhận cơ hội mới là mở rộng thêm việc khai thác các nhu cầu kinh tế đêm để tăng tính hiệu quả.

    Thị trường bất động sản phía Nam TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.
    Thị trường bất động sản phía Nam TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

    Điểm đáng chú ý là dù các đợt dịch đã tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, nhưng tỷ trọng nhà đầu tư muốn rót tiền vào lĩnh vực này vẫn lấn lướt so với các kênh vàng, chứng khoán, USD… Từ đó, có thể mở ra yêu cầu đánh giá sâu hơn về vai trò của bất động sản đối với nền kinh tế.

    Ông Lực cho biết, theo tính toán, kinh doanh bất động sản đóng góp khoảng 4,5% GDP và có tính lan toả tới hàng chục ngành nghề, lĩnh vực liên quan. Bốn lĩnh vực liên quan trực tiếp là xây dựng (đóng góp 5,8% GDP), kế đến là du lịch (đóng góp 9,2% GDP), lưu trú và ăn uống (đóng góp 4,2% GDP), tài chính ngân hàng với tỷ lệ dư nợ cho vay lớn, tài sản thế chấp 65% là bất động sản.

    Ngoài ra, trong thu hút đầu tư nước ngoài, luỹ kế đến thời điểm hiện tại đã thu hút 5,8 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản, chiếm 15% vốn FDI đăng ký và liên tục ở mức 10% vốn FDI đổ vào lĩnh vực này hàng năm. So với các quốc gia đi trước, lĩnh vực bất động sản và xây dựng tại thị trường Việt Nam có tiềm năng và dư địa phát triển rất lớn.

    Nguồn vốn cho thị trường này không hề nhỏ, khoảng 19,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (tương đường 1,6 triệu tỷ), trong đó 37% là kinh doanh bất động sản, còn lại là vay sửa nhà.

    Bên cạnh đó, còn có những dòng vốn khác. Trong 8 tháng vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu rất lớn, với hơn 80.000 tỷ đồng thành công, tương đương khoảng 30% tổng lượng phát hành. Đây là kênh huy động vốn quan trọng trong trung, dài hạn.

    Để phát triển thị trường bất động sản, ông Lực đề xuất năm 2020 nên thành lập quỹ tín thác bất động sản chuyên nghiệp. Luật Chứng khoán 2019 đã có phép thành lập quỹ này và hứa hẹn sẽ trở thành kênh đầu tư, huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, ông Lực cũng cho rằng, muốn phát triển thị trường bất động sản, chính sách đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cần sớm sửa Luật Đất đai đang được cho là tạo rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời sửa Luật Bất động sản, Luật Quy hoạch…

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định, dù đại dịch đã và đang làm thay đổi hành vi, thị hiếu của người dân, giới đầu tư bất động sản nhưng những yêu cầu mới, các bước chuyển mình mới hướng đến một thị trường lành mạnh hơn.

    Cũng theo ông, Covid-19 đã mở ra cuộc sàng lọc ngẫu nhiên để bất động sản điều chỉnh từ sản phẩm đến cấu trúc doanh nghiệp, hướng đến sự phát triển bền vững.

    Ông Châu phân tích, chính vì sự cấp bách của việc vực dậy thị trường bất động sản sau đại dịch nhằm góp phần hồi phục kinh tế, các bộ, ngành càng thúc đẩy sửa đổi, điều chỉnh hàng loạt các luật liên quan như: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đầu tư… nhằm giải tỏa những vướng mắc, chồng chéo khi các luật này đi vào thực tiễn.

    “Mặc dù đại dịch đang tạo ra các thách thức mới cho thị trường nhưng không đáng ngại bằng rào cản pháp lý. Rủi ro lớn nhất hiện nay vẫn là pháp lý. Bất động sản có khả năng tự phục hồi với điều kiện cần và đủ là hành lang pháp lý thông thoáng”, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.

    Theo VnExpress

    Trả lời